Site icon Wow English

#3 CÔNG THỨC CƠ BẢN CỦA CẤU TRÚC HOPE CẦN BIẾT [ĐẦY ĐỦ]

Đăng ký tư vấn cải thiện tiếng anh nhận quà miễn phí
Test và học thử 01 buổi lớp tiếng Anh online 1 kèm 1 miễn phí
Tư vấn liệu pháp tinh gọn thành thạo tiếng Anh chỉ từ 4-6 tháng
Tặng ngay thẻ bảo hành kiến thức trọn đời khi tham gia khoá học (bất kỳ khi nào bị mai một kiến thức đều được quay lại học miễn phí)

Trong cuộc sống, khi muốn thể hiện mong muốn, hy vọng một điều gì đó, ta thường sử dụng cấu trúc wish. Nhưng bên cạnh đó, ta còn có thể sử dụng cấu trúc hope để câu văn hay hơn và tránh mắc phải lỗi lặp từ trong câu. Vậy hai cấu trúc này có đặc điểm, cách sử dụng như thế nào? Nó khác với cấu trúc wish ra sao? Hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây của Wow English nhé!


Cấu trúc Hope là gì?

Cấu trúc hope là một cấu trúc rất linh hoạt và nó thường được dùng ở thì hiện tại, với “hope” ý nói tới tương lai.

Theo sau cấu trúc hope là một mệnh đề thì hiện tại đơn, thì tương lai đơn hoặc thì hiện tại tiếp diễn.

Thông thường, người ta thường dùng cấu trúc "I hope + mệnh đề thì hiện tại". Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể dùng “will” trong những ngữ cảnh nhất định.

Cấu trúc Hope có cấu trúc và cách sử dụng như thế nào?

Công thức chung:

S + hope (that) + S + V

hoặc

S + hope + to V

Trong cấu trúc "hope + mệnh đề", “that” có thể được lược bỏ vì điều này không ảnh hưởng đến nghĩa của cả câu.

Ví dụ:

Để trả lời, chúng ta có thể sử dụng hai cách ngắn gọn dưới đây: 

Hy vọng cho hiện tại

Chúng ta có thể sử dụng thì hiện tại đơn (với động từ nguyên thể) hoặc thì hiện tại tiếp diễn trong cấu trúc hope nói về hy vọng điều gì đó cho hiện tại.

Công thức chung:

S + hope (that) + S + V(s/es)

hoặc

S + hope (that) + S + be + V-ing

Ví dụ:

Hy vọng cho tương lai

Khi nói về hy vọng điều gì đó cho tương lai, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc hope với thì hiện tại đơn hoặc thì tương lai đơn (ít phổ biến hơn so với thì hiện tại đơn). Việc chọn thì thường không làm thay đổi ý nghĩa của cả câu.

Công thức chung:

S + hope (that) + S + V(s/es)

hoặc

S + hope (that) + S + will + V

Ví dụ:

Chúng ta cũng có thể sử dụng “can” cùng với cấu trúc hope để nói về mong muốn cho tương lai.

Công thức chung:

S + hope (that) + S + can + V

Trong công thức trên, động từ sau “can” phải ở dạng nguyên thể vì “can” là một động từ khuyết thiếu.

Ví dụ:

Công thức chung:

S + hope + to V

Ví dụ:

= I hope that I can come to your birthday party. (Tôi hy vọng tôi có thể đến được bữa tiệc sinh nhật của bạn)

Hy vọng cho quá khứ

Để nói về quá khứ khi chúng ta nghĩ rằng điều đó có thể thực sự đã xảy ra, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc hope. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng cấu trúc này cho quá khứ khi một điều gì đó đã xảy ra và kết thúc, nhưng chúng ta không biết kết quả là gì. Chúng ta có thể dùng thì quá khứ đơn, hoặc thì hiện tại hoàn thành nếu như điều đó có ảnh hưởng đến hiện tại.

Công thức chung:

S + hope (that) + S + V-ed

hoặc

S + hope (that) + S + have VpII

Ví dụ:

Trong ví dụ trên, nhân vật “tôi” đã tham gia một kỳ thi, nhưng không biết có đỗ hay không. Chúng ta vẫn thường sử dụng “hope” ở thì hiện tại, bởi vì đó là điều mà chủ ngữ hy vọng bây giờ, nhưng điều đang được nghĩ đến là từ trong quá khứ. 

Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc hope cho quá khứ khi chúng ta đã biết kết quả của sự việc. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng “hope” ở thì quá khứ (hoped), do chúng ta không còn hy vọng vào điều này nữa bởi vì nó đã không thể xảy ra. Cấu trúc này được sử dụng để nói với ai đó về cảm giác của mình trong quá khứ.

Công thức chung:

S + hoped + S + V-ed

hoặc

S + hoped + S + would + V

Ví dụ:

Cấu trúc Hope và Cấu trúc Wish giống và khác nhau như thế nào?

Cấu trúc hope và cấu trúc wish có ý nghĩa tương tự nhau. Chúng ta sử dụng hai dạng cấu trúc này để bày tỏ mong muốn của mình về một điều gì đó khác với hiện tại. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt nhỏ để phân biệt hope và wish.

Cấu trúc “Hope” chủ yếu được dùng thể hiện mong muốn có thể xảy ra, có khả năng cao sẽ xảy ra. Còn cấu trúc “Wish” thường được dùng thể hiện mong muốn không thể hoặc ít có khả năng xảy ra. 

Ví dụ:

Để thể hiện một mong muốn trong tương lai, cấu trúc “hope” thường sử dụng thì hiện tại đơn còn cấu trúc “wish” chủ yếu theo công thức của câu điều kiện loại hai (tức là sử dụng would từ ở dạng quá khứ khác). Khi nói về mong ước trong quá khứ, “wish” thường dùng công thức của câu điều kiện loại ba (tức là sử dụng had + VpII).

Ví dụ:

Xem thêm về: Cấu trúc wish

Bài tập về cấu trúc Hope (có đáp án chi tiết)

Bài 1: Chọn động từ thích hợp wish/hope và viết câu hoàn chỉnh

1. Thomas has a lot of work to do, but he________(wish/hope) that he___________(can/finish) by 5 p.m..

2. My girlfriend is always looking at their smartphones. I___________(wish/hope) she______________(not/do) that. It’s rude.

3. My brother bought a suitcase last month. But when he took it on her travels, it broke. He regrets buying it. In other words, he____________(wish/hope) he_______________(not/buy) it.

4. Marshall is single. He doesn’t have a girlfriend, but he wants one. In other words, Marshall____________(wish/hope) he_____________(have) a girlfriend.

5. Yesterday, Annie asked his colleague if she was pregnant. She got mad at her because she wasn’t. Annie__________(wish/hope) that she____________(not/say) that.

Bài 2: Điền từ wish hoặc hope vào chỗ trống

1. I painted my nails blue, but they look terrible. I ________ I had painted them black.

2. Jennie failed hertest. She ________ she had studied more. She ________ she passes her next one.

3. Jenifer had to rush to the airport. Her parents ________ she remembered her passport.

4. My house is too small. I ________ I had a bigger house. I ________ I didn’t live here.

5. Tommy has a soccer match tomorrow. He ________ his team wins. The game might be canceled though if it rains. He ________ it doesn’t rain.

Đáp án

Bài 1

1. He hopes that he can finish by 5 p.m.

2. I wish she didn’t do that.

3. He wishes he hadn’t bought it.

4. Marshall wishes he had a girlfriend.

5. Annie wished she hadn’t said that.

Bài 2

1. wish

2. wishes/hopes

3. hoped

4. wish/wish

5. hopes/hopes

Trên đây là toàn bộ cấu trúc hope do đội ngũ giảng viên Wow English biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em cải thiện tốt hơn trong quá trình học tiếng Anh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong giao tiếp lẫn trong quá trình học.

Hãy để Wow English là nơi học tiếng anh giao tiếp cuối cùng của bạn, với bảo hiểm chuẩn đầu ra bằng hợp đồng kèm thẻ bảo hành kiến thức trọn đời!

[pricing_item title=”GIAO TIẾP TỰ TIN” currency=”HỌC PHÍ” price=”13.600.000″ period=”VNĐ” subtitle=”” link_title=”ĐĂNG KÍ HỌC MIỄN PHÍ VỚI 0đ ” link=”https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfYsyl96pi5QIrUUf0gpOQRWVe05SVa4_JrzSGvPlMxqXqcKA/viewform” featured=”0″ animate=””]

[/pricing_item]

 

Cuộc đời có rất nhiều thứ cần phải làm, nên học tiếng Anh là phải thật nhanh để còn làm việc khác, hiện nay Tiếng Anh là cái BẮT BUỘC PHẢI GIỎI bằng mọi giá

Và "hành trình ngàn dặm luôn bắt đầu từ 1 bước đầu tiên" nhanh tay đăng kí học ngay hôm nay để có thể nói tiếng Anh thành thạo chỉ sau 4-6 tháng nữa

HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN, WOW ENGLISH SẼ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Exit mobile version