Nên học tiếng anh như thế nào

Tiếng Anh là môn học không hề xa lạ tại Việt Nam, nhưng hiệu quả học tiếng Anh ở Việt Nam lại ở mức trung bình trong khu vực và thấp so với thế giới. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Sự thật không nhiều người biết về việc học tiếng Anh ở Việt Nam

  • Trung bình chúng ta dành đến 10 năm để học tiếng anh trên ghế nhà trường
  • Theo “Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
  • Tiểu học (lớp 3,4,5): 4 tiết /tuần, tổng 3 năm học là 420 tiết
  • THCS (lớp 6,7,8,9): 3 tiết /tuần, tổng 4 năm học là 420 tiết
  • THPT (lớp 10, 11, 12): 3 tiết /tuần, tổng 3 năm học là 315 tiết

Với thời lượng 45 phút /tiết thì trong 10 năm học chúng ta đã giành (420 + 420 + 315) x 45 = 51.975 phút  tương đương 36 ngày nghiên cứu bộ môn tiếng Anh

tieng-anh-nha-truong

– Trên thực tế sau khi hoàn thành chương trình học đa phần các bạn học sinh đều có nhận xét phổ biến: em bị mất gốc, em không thể giao tiếp bằng tiếng anh, mừng vì đã qua môn tiếng Anh – em không bao giờ muốn dính đến nó nữa, em chủ yếu học được ngữ pháp, học cho có thôi ạ…

– Và dĩ nhiên bố mẹ, thầy cô thường đưa ra lời giải thích hợp lý nhất : nó có chịu học đâu, tiếp thu đã kém còn thiếu chăm chỉ. Lỗi sai được nhắm đến phía người học và sự “chăm chỉ” được đề cao hàng đầu.

– Đúng là học tiếng Anh trên ghế nhà trường không đem lại chút hứng thú nào cho học sinh, phương pháp tiếp cận tư duy và giáo trình chỉ đơn giản là nhồi nhét và thuộc lòng. Vậy vẫn có những bạn học rất tốt tiếng Anh trên ghế nhà trường. Chỉ đơn giản thôi, bạn ấy có những sở thích liên quan đến tiếng Anh hay những đam mê mà chỉ có thể tìm thấy trong các tài liệu tiếng Anh.

– VD cụ thể hơn: lớp cấp 3 của tôi có 2 bạn giỏi tiếng Anh nhất, một bạn thích đọc Rap và Bigfan của Eminem. Bạn thứ 2 thích thiết kế đồ họa và tài liệu dưới dạng Tutorials hướng dẫn chủ yếu bằng tiếng Anh vào thời điểm đó.

– Vậy khi bạn đã có hứng thú và mục đích học tiếng Anh thì đã đủ để học tốt tiếng Anh chưa? Có thể với bạn thì như vậy là đủ bởi bạn là người có khả năng tiếp thu ngoại ngữ nhanh hơn phần đông còn lại. Khoa học đã chứng minh khả năng tiếp thu ngôn ngữ của mỗi người là khác nhau.

– Với phần đông còn lại việc đưa ra phương pháp học, cách tiếp cận tư duy và môi trường áp dụng và thúc đẩy khả năng vận hành ngôn ngữ là chìa khóa để cải thiện tiếng Anh. Sai lầm của việc học tiếng Anh trên ghế nhà trường chính là coi đó là một Môn Học, chứ không phải một công cụ để giao tiếp xã hội, mở rộng tư duy và phát triển đam mê.

Tôi tiếp tục đặt ra câu hỏi : Liệu có phương pháp học tiếng Anh nào phù hợp cho tôi, cho bạn hay phần đông những người nhận mình “kém” và “mất gốc” ở trên?  Chìa khóa tiếp theo mang đến câu trả lời cho bạn là quay trở lại điểm xuất phát. Trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ như thế nào? Làm sao các em bé đều có thể nói và giao tiếp với người thân ở một độ tuổi nhất định?

 

2 luận điểm sau chứng minh việc coi tiếng Anh là môn học không hề hiệu quả:

1.Theo thống kê có gần 30% trẻ em Philippines chưa từng đến lớp hoặc tốt nghiệp tiểu học, nhưng trình độ tiếng Anh đứng thứ ba châu Á, hơn hẳn Việt Nam hay Nhật Bản, Hàn Quốc.

  • Bảng xếp hạng của Viện khảo thí Giáo dục Mỹ (Educational Test Service – ETS) căn cứ trên kì thi TOEFL 2010, Philippines xếp hạng 35 trên tổng 163 quốc gia. Với vùng châu Á nói riêng, Singapore và Ấn Độ có kết quả cao hơn mặt bằng chung (lần lượt thứ 3 và thứ 19 trong danh sách). Còn các quốc gia châu Á khác đều ở những vị trí thấp, như Việt Nam xếp thứ 73 trên 163, Thái Lan xếp hạng 75, Trung Quốc đứng thứ 105, Nhật Bản 135.
  • Kết quả môn tiếng Anh ở Philippines không phải có được hoàn toàn nhờ hệ thống giáo dục. Ở Nhật Bản, nhằm cải thiện trình độ tiếng Anh, nước này cố gắng đưa chương trình dạy vào cấp bậc tiểu học. Trong khi đó, ở Philippines, có tới 27,8% trẻ ở độ tuổi đến trường chưa bao giờ đi học tiểu học, hoặc đi học nhưng không không tốt nghiệp.
  • Sự tương phản giữa Nhật Bản và Philippines cho thấy khả năng nắm bắt môn tiếng Anh có thể không liên quan đến việc giáo dục ở trường từ sớm.

Vậy, người Philippines giỏi tiếng anh nhờ nguyên do nào?

  • Philippines từng là thuộc địa của Mỹ trong nhiều thập kỷ, và tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc phải sử dụng vào thời điểm đó. Dần dần đây trở thành ngôn ngữ được sử dụng phổ biến sau tiếng mẹ đẻ tại  Philippines.
  • Thứ hai, khác với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Philippines coi tiếng Anh là một phương tiện để giao tiếp chứ không phải là một môn học. Cho dù có nhiều cải tiến trong hệ thống giáo dục, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc vẫn nằm ở nhóm thấp nhất trong bảng xếp hạng thành thạo Anh ngữ.

Phần lớn trẻ em Philippines sử dụng tiếng Anh ngay cả ngoài trường lớp vì sự cần thiết sử dụng trong giao tiếp. Từ hệ thống biển báo, thông báo đến logo nhãn hiệu công ty , biển quảng cáo, menu nhà hàng đều sử dụng tiếng Anh.

2.Những đứa trẻ khi học ngôn ngữ không có khái niệm môn học.

Đơn giản hơn chúng học hỏi một cách thụ động, tiếp thu để tạo ra ngôn từ có thể giao tiếp và đòi hỏi những nhu cầu cơ bản của chúng. Mới đầu chỉ là những âm ô-a  bập bẹ. Giai đoạn này trẻ mất vài này đến một tuần để nói rõ ràng một từ có ý nghĩa và hay được dùng nhất. Các em bé đã vô tình biến ngôn ngữ thành công cụ để khám phá thế giới còn đang định hình. Và những người thân thúc đẩy trẻ giao tiếp phù hợp, nói sõi hơn, học nhiều từ mới hơn, thể hiện cảm xúc trong lời nói…

 

Học tiếng Anh trên ghế nhà trường khác với học tiếng Anh theo phương pháp của WowEnglish như thế nào ?

 

thoi-gian-hoc-tieng-anh-tren-ghe-nha-truong

Đầu tiên tại sao học tiếng Anh trong chương trình phổ thông lại hay quên

  • Với một lượng kiến thức như nhau thì việc học theo cách truyền thống thường không đem lại hiệu quả. Vấn đề chính ở đây là cách tiếp cận, sự tiếp thu và vận dụng
  • Nếu coi tiếng Anh là môn học thì sự thích thú đã giảm đi đáng kể. Thêm vào đó là việc phải đón nhận kiến thức mới bằng cách bắt nhìn, học thuộc lòng, chép ngữ pháp và từ mới. Nếu một môn học không đem lại hứng thú, sự quan tâm thì người ngọc sẽ cảm thấy chán nản, muốn nhanh chóng kết thúc và học chống đối, tức chỉ cần làm theo những gì giáo viên bảo là được. Sau giờ học, khi bộ não đã cảm thấy căng thẳng, khó khăn trong việc lưu giữ thông tin thì thường phần kiến thức đó sẽ bị cho qua một bên và không muốn sử dụng đến nó nữa.
  • Hãy coi đường màu xanh như là lượng kiến thức sau mỗi bài giảng, màu đỏ là cách chúng ta tiếp thu và sử dụng kiến thức đó.
  • Một khi chương trình tiếng Anh đặt nặng sự nhồi nhét, cảm giác chán học đẩy lên cao thì kiến thức được lưu trữ và đem ra sử dụng sẽ thấp đi, tương ứng đường màu đỏ đi xuống. Ngày qua ngày cứ học được rồi lại mất đi một phần lớn, tâm lý người học trở lên hoang mang, không thể áp dụng khoa học và thường được gọi là Mất gốc tiếng Anh. Việc mất gốc còn làm cho quá trình học tiếng Anh sau đó trở lên bế tắc, hay còn gọi là không theo kịp. Tư duy bị đứt đoạn làm cho người mất gốc hoàn toàn không thể theo môn tiếng Anh, giống như cái thang bị gãy không thể trèo lên được nữa.

thoi-gian-hoc-tieng-tai-trung-tam

Cách học tại trung tâm WowEnglish chính là một phương pháp tiếp cận mới được xây dựng từ 2 phương pháp tiếng Anh thành công nhất trên thế giới ( Effortless EnglishCrazy English ). Phương  pháp này biến tiếng anh thành một phương tiện giao tiếp, khiến người học luôn mong muốn sử dụng tiếng Anh để giải quyết các vấn đề. Cách tiếp cận với tiếng Anh giống cách tiếp cận của một em bé. Đó là nghe, tiếp thu và tạo lập phản xạ sử dụng tiếng Anh. Bạn cũng biết đối với giao tiếp thì việc học phát âm là quan trọng nhất. Em bé cũng vậy, nó nghe trong suốt vài ngày đến một tuần để bật ra những âm đầu tiên, mặc dù ngọng nghịu. Nhưng càng về sau, khi được nghe và nói nhiều lần thì âm đứa bé phát ra trở lên chuẩn hơn, và dần dần nó có thể nói cả câu.

Còn một yếu tố nữa mà phương pháp này hiệu quả, đó là cách tư duy và vận dụng từ ngữ. Thông thường với người học tiếng Việt, học một từ để hiểu nghĩa họ lại đưa nó về nghĩa tiếng việt, và lần sau muốn nhắc đến từ đó học phải đem nghĩa tiếng Việt ra để đối chiếu và chuyển nghĩa sang tiếng Anh để dùng.

Một người sử dụng tiếng Anh thành thạo không dùng cách này để giao tiếp, và em bé cũng vậy. Tất cả các từ và câu được đưa ra bằng cách phản xạ tư duy dựa trên quá trình tiếp thu thụ động và khả năng ghi nhớ theo mục đích sử dụng. Thời gian đầu để tiếp cận phương pháp này bạn có thể mất cả tuần để học từ. Nhưng càng làm thì việc ghi nhớ theo thói quen và sử dụng bằng phản xạ tự nhiên sẽ khiến bạn học nhanh hơn và gần như không bao giờ quên. Đó là cách mà đường màu đỏ theo phương pháp Wow luôn thẳng, tức là lượng kiến thức học được sẽ không mất đi sau giờ học và bạn sẽ luôn sử dụng lại kiến thức một cách toàn vẹn.

Xem thêm:

[/pricing_item]

HOẶC ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chỉ cần điền đầy đủ thông tin  bên dưới, tư vấn viên của WOWENGLISH sẽ gọi điện và tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn và xếp lịch học phù hợp nhất!


XEM THÊM CÁC KHÓA HỌC

[one_second][list icon=”icon-lamp” image=”” title=”KHÓA E-TOTAL” link=”https://wowenglish.edu.vn/khoa-hoc-tieng-anh-giao-tiep-trong-vong-4-6-thang/” target=”new_blank” animate=”” rel”nofollow”]GIAO TIẾP TỰ TIN[/list][/one_second] [one_second][list icon=”icon-lamp” image=”” title=”LAZY ENGLISH” link=”https://wowenglish.edu.vn/hoc-tieng-anh-voi-lazy-english/” target=”new_blank” animate=”” rel”nofollow”]PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY[/list][/one_second]

Học thêm