6. Có bước chuyển rõ ràng giữa các phần
Bạn không nên tạo cảm giác “hẫng” khi đột ngột chuyển từ phần này qua phần khác của bài thuyết trình mà không hề có sự báo trước. Sử dụng các từ và cụm từ dưới đây sẽ giúp bài thuyết trình của bạn trở nên uyển chuyển và dễ theo dõi hơn:
“I’d like to move on to another part of the presentation…”
“Now I’d like to look at…”
“For instance…”
“In addition…”
“Moreover…”
“This leads me to the next point…”
7. Khiến khán giả cảm thấy hào hứng.
Nếu chính bản thân bạn còn không cảm thấy hứng thú với bài thuyết trình của mình, khán giả sẽ không thể nào cảm thấy hứng thú được. Khi thuyết trình, bạn phải chuẩn bị kế hoạch làm thế nào để khán giả cảm thấy thích thú và hào hứng. Sử dụng các tính từ và cụm từ miêu tả sau sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của khán giả và khiến bài thuyết trình của bạn trở nên đáng nhớ hơn:
“The product I present is extraordinary.”
“It’s a really cool device”
“This video is awesome”
“This is an outstanding example”
8. Làm cho dữ liệu trở nên có ý nghĩa
Nếu bạn cần các con số hoặc vài thống kê so sánh để nói đến sự di cư, hãy sử dụng các công cụ trực quan thể hiện nó. Bạn có thể dùng biểu đồ dạng cột đứng, dạng đường thẳng hay biểu đồ cột chồng. Lưu ý rằng biểu đồ tròn rất phù hợp khi diễn tả số liệu phần trăm, biểu đồ đường dùng cho xu hướng, biểu đồ cột và cột chồng sẽ để nói về xếp hạng.
Các cấu trúc câu thường dùng:
“Here are some facts and figures”
“The pie chart is divided into several parts”
“The numbers here have increased or gone up”
“The numbers change and go down (decrease)”
“The numbers have remained stable”
9. Tóm tắt
Vào cuối bài thuyết trình, hãy tóm tắt ngắn gọn các điểm chính. Bạn cần cho khán giả biết quan điểm của bạn và cho họ biết, bạn muốn họ làm gì với các thông tin bạn chia sẻ. Kết thúc bài thuyết trình, bạn nên cảm ơn khán giả đã lắng nghe và mời họ đặt câu hỏi cho bạn.
Các cấu trúc câu thường dùng:
“Let’s summarize briefly what we’ve looked at…”
“In conclusion…”
“I’d like to recap…”
“I’d like to sum up the main points…”
10. Luyện tập
Hãy cố gắng luyện tập bài thuyết trình của bạn bằng cách sử dụng các tips phía trên. Luyện tập bằng cách nào? Đơn giản nhất, bạn có thẻ nói một mình trước gương. Hoặc không, bạn có thể nói trước bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp. Bạn rèn luyện càng nhiều, khả năng thuyết trình của bạn càng được cải thiện. Khi tập ở nhà, cố gắng hạn chế hết sức có thể các từ thể hiện sự trì hoãn hoặc bối rối như: uhhhhh, ahhhh, so on, you know…
Chúc các bạn có một bài thuyết trình thành công với bí mật giúp bạn có bài thuyết trình hoàn hảo!
Học thêm
Tất Tần Tật Về Du Học Tiếng Anh Dành Cho Bạn
Bạn muốn đi du học nước ngoài? Bạn hướng tới các quốc gia nói tiếng [...]
Th5
12 phương pháp học tiếng anh hiệu quả tại nhà 2022
Bạn có bao giờ đau đầu về việc không biết những phương pháp học tiếng [...]
Th5
Top 2 phần mềm học tiếng anh tốt nhất năm 2022
Tốp 2 phần mềm học tiếng Anh miễn phí tốt nhất 2022 mà mọi người [...]
Th5
BẤT NGỜ với 12 khóa học giao tiếp tiếng anh online FREE 100%
Bạn đang phân vân không biết lựa chọn khóa học giao tiếp tiếng anh online [...]
Th5
15 plus Website luyện nói tiếng anh online giống người bản xứ
Việc học tiếng anh online nói chung và việc luyện nói tiếng anh online nói [...]
Th4
Review khoá học ielts hội đồng anh, Học Phí bao nhiêu?
Bạn đang thắc mắc về thông tin cũng như giá các khóa học ielts hội [...]
Th4
SỐC! 5+ khóa học tiếng anh online Free Hiệu Quả Nhất 2022
Tham gia các khóa học tiếng online bạn sẽ nhận được gì? Giáo trình học [...]
Th4
BẤT NGỜ với 8 cách luyện phản xạ tiếng anh – WOW ENGLISH
Bạn luôn gặp khó khăn về việc luyện phản xạ tiếng anh? Bạn mất một [...]
Th4