Sinh viên và những bài học cuộc sống

SINH VIÊN VÀ NHỮNG BÀI HỌC CUỘC SỐNG

 

 

  1. Thời sinh viên bạn cần học gì nhất?

 

Trước khi là sinh viên, chúng ta đã bỏ ra 12 năm phổ thông để học làm người (dù không ít người lầm tưởng đây là quãng thời gian thu nạp kiến thức, và họ cố nhồi nhét con em họ bằng đủ mọi thứ kiến thức trên đời, từ vi phân cho tới benzene…..)

 

Giờ giả sử ta đã học làm người xong ở 12 năm này. Khi lên đại học, ngoài kiến thức chuyên môn bắt buộc phải có, thì có một thứ mà ta cần phải học (dù lại chẳng ít người quên lãng để rồi hối tiếc).

 sinh vien va nhung bai hoc cuoc song 1

Tôi muốn nói với bạn rằng: “hãy học anh văn đi, đó là thứ quan trọng lắm đấy!

 

Tôi biết không ít người cho rằng đây là thứ ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng chịu làm một cách nghiêm túc đâu có người biết nhưng vẫn không làm, biết nhưng nói xong rùi để đó. Đừng ru rú ở nhà, hãy học đi, học ngay đi! Nếu có tiền thì vào trung tâm học, bập bẹ được vài câu thì có thể xin làm phục vụ cho các nhà hàng quán ăn dành cho Tây, nhiều cách… Hãy đảm bảo Tiếng anh giao tiếp của bạn tốt nhé, bởi đó là một dấu cộng khá quan trọng trong quá trình tìm việc hay cả khi bạn muốn thăng tiến.

 

  1. Học không ngừng.

 

Còn bạn nào tự nhận thấy “chưa” thì chỉ cần nhớ một điều: Học không ngừng! Không ai có thể nói rằng mình không còn gì để học nữa, nên đừng lo sợ. Hãy luôn sống với tinh thần học hỏi mọi lúc, mọi nơi!

 

Mỗi ngày đất nước mình cùng phát triển không ngừng vậy nên bạn hãy nghĩ xem mình nhừng lại việc học hỏi thì bạn có chạy kịp với thực tế của cuộc sống hay không? Hôm nay bạn không học hỏi có thể ngày mai bạn sẽ bị lãng quên, người khác có thể nói bạn là “dân tộc” vì bạn không bắt kịp với nhịp của xã hội này.

 

  1. Lo mà đi làm sớm đi!

 

 sinh vien va nhung bai hoc cuoc song 2

 

Người ta thường nghĩ rằng nước ngoài dạy hay, dạy giỏi. Nhưng tôi không nghĩ rằng giáo viên hay đại học nước ngoài dạy tốt đâu. Chẳng qua khi còn là học sinh, giới trẻ đã được huấn luyện một tinh thần tự giác để khi ngồi trên ghế nhà trường, họ vừa học vừa phải làm thực tế. Vừa học vừa làm, tay nghề lên nhanh là lẽ thường. Mark Zuckerberg là một điển hình, khi anh đã làm đủ thứ phần mềm khi còn mới là một cậu sinh viên.

 

Năm 1, năm 2 bạn có thể làm bồi bàn, dạy kèm, làm thêm cái gì đó nhẹ nhàng để hiểu được giá trị của đồng tiền và hiểu được đôi chút về khái niệm công việc: cực khổ, giờ giấc, kiên nhẫn… Từ năm 3 trở đi hãy lo mà kiếm công ty nào đó cộng tác hoặc xin làm đi, không làm full-time được thì làm và nhận lương trên hiệu quả công việc.

Thông qua Vietnamworks, Kiemviec, các trung tâm hỗ trợ sinh viên hoặc Google, hãy kiếm cho mình công ty để trải nghiệm từ khi còn là sinh viên năm 3 nhé!

  1. Khiêm nhường là đức tính tốt.

Tôi gặp khá nhiều bạn trẻ rất trẻ, có thu nhập rất cao, có công việc rất tốt, có lẽ vì họ làm tốt hai yếu tố trên để rồi tự phụ quá sớm và ngủ quên trên chiến thắng.

 

Những bạn này thường có đặc điểm :

 

– Không thèm nghe hoặc nghe rất qua loa những lời người khác nói.

 

– Thích kết bạn, mở rộng mối quan hệ nhưng thường không biết cách duy trì mối quan hệ đó. Một trục trặc nhỏ xảy ra cũng dễ làm mối quan hệ đổ vỡ vì họ nghĩ “mình còn nhiều bạn mà!”

 

– Thường định kiến và hướng đối phương đi theo sở thích cá nhân của mình.

Có thể bạn thấy đối phương chưa đủ tầm, chưa có gì cho bạn học hỏi, chả có gì hấp dẫn hay thành công hơn bạn, nhưng hãy nhớ rằng khiêm nhường là đức tính tốt, nhất là dành cho những người thành công sớm.

5. Sống có mục tiêu.

 sinh vien va nhung bai hoc cuoc song 3.jpg

.

Tôi thấy ở các trường đại học tôi đã ghé thăm, sinh viên hầu hết đều vì gia đình ép đi học, hay thấy bạn đi học thì mình cũng đi học. Tệ nhất là thấy báo chí tivi nói nhiều rằng ngành này là xu hướng là tương lai nên học.

 

Tự hỏi lại chính mình đi: 1 năm, 3 năm, 5 năm nữa bạn sẽ đi về đâu?

 

Hãy đặt ra mục tiêu cho chính mình để có thể thực hiện sau những năm tháng học hành vất vả và tiền chi trả cho việc đó

6. Thành thật.

 

Thành thật với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và chính mình.

Một hôm, sếp bước vào công ty vào nói “Hôm qua anh chị làm rất tốt”, ai cũng nghĩ sếp nói mình. Nếu giả như sếp mà nói “Tại sao các anh chị đần thế!”, thì ai cũng sẽ nghĩ “thằng đần kia kìa” chứ chắc là không phải mình đâu.

 

Hãy thành thật đi các bạn trẻ, đần hay tốt, tự bạn biết chính bạn.

 

 

Học thêm